Mục đích:
- Tập sớm giúp người bệnh sớm đi lại và trở lại cuộc sống bình thường
- Tránh được các biến chứng do nằm lâu: viêm phổi, loét, nhiễm khuẩn tiết niệu
- Tăng tuần hoàn => giảm sưng phù chân mổ, tránh biến chứng tắc mạch
Những điểm cần lưu ý khi tập vật lý trị liệu:
– Khuyến kích người bệnh tập các động tác vận động khớp chủ động, không nên nhờ người nhà phụ giúp nâng chân hay gập hoặc duỗi các khớp đang tập
– Tập chậm rải, tập theo nhịp thở tức là vừa hít thở đều đặn vừa tập
– Phải chú trọng tập gồng cơ và sức tập phải tăng dần.
– Dùng một chiếc gối chèn giữa hai chân khi nằm nghỉ ngơi hoặc khi ngủ để tránh hiện tượng khép chân.
BÀI TẬP CỤ THỂ:
1. Ngày thứ nhất:
– Tập vận động cổ chân, nhất là động tác gập mu chân: Người bệnh nằm trên giường, hít thật sâu và gập mu cổ chân, giữ yên tư thế gập trong 5 giây, sau đó thở ra và thả lỏng cổ chân, nghỉ ngơi 5 giây rồi tập lại động tác đó. Tập liên tục khoảng 20 lần.
– Tập nâng thẳng chân: Người bệnh nằm trên giường, hít sâu đồng thời nâng thẳng chân mổ lên cách mặt giường khoảng 40 cm. Động tác này giúp tăng cường sức cơ tứ đầu đùi.
– Tập ngồi dậy: Nhân viên vật lý trị liệu hoặc người nhà phụ giúp nâng người bệnh ngồi dậy trên giường, hoặc ngồi dậy bỏ hai chân ra khỏi thành giường. Ngồi sớm giúp bệnh nhân thoải mái hơn và tránh biến chứng viêm phổi. Nếu người bệnh lớn tuổi thì ngày thứ nhất chỉ tập ngồi dậy tư thế Fowler (kê cao phần thân người ở tư thế 45 độ so với mặt giường)
Cách ngồi bỏ chân ra khỏi thành giường:
+ Bước 1: Bỏ chân phẫu thuật ra trước | ![]() |
+ Bước 2: Xoay hông với sự giúp đỡ của khuỷu tay. Không được vặn chân | ![]() |
+ Bước 3: Đưa chân lành xung quanh và ngồi xuống mép giường giữ cho chân phẫu thuật thẳng đứng. | ![]() |
– Tập thở: có những dụng cụ hổ trợ cho người bệnh tập thở. Người bệnh tập hít thở sâu, dung tích phổi sẽ tăng lên. Tập gồng cơ bụng còn giúp cho người bệnh tự tiểu tiện dễ dàng
2. Ngày thứ 2:
– Tiếp tục tập vận động cổ chân và tập nâng thẳng chân
– Tập dạng chân: Nằm trên giường, dạng chân khoảng 40 độ.
– Tập duỗi gối và gập gối không nâng đỡ: Người bệnh ngồi dậy, để 2 chân ra ngoài thành giường cho gập khớp gối nhẹ nhàng. Hít thật sâu đồng thời nâng cẳng chân lên sao cho gối duỗi thẳng, giữ nguyên tư thế đó trong 5 giây. Sau đó thở ra và thả lỏng cho khớp gối gập lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi 5 giây sau đó tập lại khoảng 20 lần.
3. Ngày thứ 3 đến hết tuần lễ đầu
– Tập đi lại bằng nạng hoặc khung hỗ trợ: Đến ngày thứ ba, người bệnh bắt đầu tập đi lại, thông thường phải có hai nạng hoặc khung hổ trợ. Người lớn tuổi nên đi lại bằng khung tập đi vì khung có bốn chân nên ít bị trượt té hơn so với đi nạng. Chân mổ được phép chống chịu lực trong lúc đi lại. Thời gian đi nạng tuỳ thuộc vào loại khớp sử dụng.
+ Dùng khung tập để đứng lên | ![]() |
+ Tập đi bằng khung tập:
· Đưa khung tập ra trước khoảng 5-7 cm, giữ khung chắc bằng cả hai tay · Giữ hông thẳng và đưa chân lành vào giữa khung · Không xoay hông hoặc bàn chân · Chống tay vào khung để giảm bớt trọng lượng · Đứng thẳng về phía trước qua khung tập, đi bằng chân phẫu thuật · Di chuyển khung về phía trước. nếu khung không có bánh xe cần để 4 chân chạn đất mới bước tiếp bước nữa. |
![]() ![]() |
4. Các tuần lễ sau:
Người bệnh tiếp tục tập các bài tập gập và dạng háng đến khi tầm vận động khớp đạt được như mong đợi là duỗi thẳng gối, gập háng 90 độ, dạng háng 40 độ. Vào những dịp tái khám, bác sỹ sẽ đánh giá tầm vận động khớp và sẽ chỉ dẫn những động tác khác nhằm đạt được tầm vận động tối đa
Tập dùng nạng: khi thể trạng bệnh nhân tốt hơn, có thể tập dùng nạng
– Dùng nạng chắc, đúng độ dài, áp lực dồn vào tay chứ không vào nách
– Đưa chân phẫu thuật và cả hai nạng ra trước cùng một lúc – Nhìn xuống, thảng về trước, đưa chân phẫu thuật qua nạng rồi đến chân lành |
![]() ![]() ![]() |
Từ tuần lễ thứ tư, người bệnh bắt đầu tập những động tác tăng cường sức cơ như tập đạp xe tại chổ. Lúc đầu đạp với sức căng nhẹ sau đó tăng dần tùy theo tình trạng của mình.
Lên xuống cầu thang (cần người giúp đỡ)
Đi lên:
– Dùng nạng chống chắc chắc, bước chân lành lên trước. – Chống tay về phía trước bằng nạng và tự di chuyển – Tỳ nạng và chân lành nâng cơ thể rồi bước chân phẫu thuật lên Đi xuống: – Đặt nạng và chân phẫu thuật xuống trước – Tỳ vào nạng để dồn dần trọng lượng cơ thể xuống – Lưu ý di chuyển nạng khi di chuyển chân phẫu thuật. |
![]() ![]() |
CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY
Những động tác nên và không nên làm:
Phẫu thuật đặt khớp háng nhân tạo giúp giảm đau cho người bệnh và cải thiện chức năng của khớp háng vốn đã bị hư trước đó. Cho nên khớp háng nhân tạo không bao giờ hoàn thiện như khớp thật của con người. Vì vậy để bảo vệ tốt khớp nhân tạo, người bệnh nên tránh một số động tác sinh hoạt hàng ngày như sau:
1. Không nên gập đùi vào bụng hoặc gập lưng xuống quá nhiều làm cho góc đùi và thân người nhỏ hơn 90 độ.
2. Không nên ngồi trên những chiếc ghế không có tay vịn, vì như thế người bệnh rất khó khăn khi đứng dậy.
3. Không nên đứng lên trong tư thế này (tức là đứng lên trong lúc hai chân ở phía truớc).
Trước khi đứng dậy, người bệnh phải đặt chân đang mổ ở phía trước ghế, chân kia ở phía dưới ghế, hai tay vịn lên thành ghế để đứng dậy.
4. Khi nằm nên dạng hai chân, không nên khép chân mổ vào sát với trục giữa thân người. Không được ngồi bắt chéo chân. , nên ngồi hai chân chạm đất, hai gối cách nhau khoảng 15 cm.
5. Khi nằm ngủ nghiêng sang bên lành thì nên kẹp một chiếc gối ôm vào giữa hai chân, không nên nằm như thế này.
6. Khi đi vệ sinh: không nên ngồi trên bồn cầu thấp mà phải ngồi trên bồn cầu cao
7. Không nên cúi người quá thấp để nhặt vật dụng sinh hoạt hay mang tấc vớ. Nên dùng một dụng cụ, chẳng hạn que dài để lấy đồ vật dưới đất.
8. Không nên đứng thẳng và xoay chân phẫu thuật (hình 1).
Nên xoay cả chân và cơ thể bạn cùng một lúc (hình 2)

